Bị đứt tay do dao kéo là chuyện xảy ra thường ngày trong quá trình làm việc. Nếu vết thương nhẹ bạn sẽ không cần phải đến bệnh viện nhưng nếu vết cắt sâu, máu không thể cầm được thì lúc này bạn cần biết cách xử lý và đến cơ sở y tế gần nhất. Vậy cách xử lý khi bị đứt tay do dao kéo như thế nào? Cùng Thitruong.org tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Cách xử lý khi bị đứt tay do dùng dao kéo
Nhìn chung, việc xử lý khi bị đứt tay do dao kéo không quá khó, chỉ cần bạn bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách. Dưới đây là 2 trường hợp giúp bạn tự xử lý vết thương tại nhà nhanh chóng để tránh mất máu hoặc bị nhiễm trùng.
Trường hợp bị đứt tay sâu
Đối với trường hợp bị đứt tay sâu và chảy nhiều máu do cắt phải tĩnh mạch hoặc động mạch, lúc này bạn cần chú ý xem máu phun ra thành tia hay không, bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã cắt trúng động mạch, rất nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời. Bạn nên gọi ngay cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương nhanh chóng, tránh mất quá nhiều máu.
Nếu máu không phun thành tia tức là vết thương cắt trúng tĩnh mạch, để ngăn máu chảy và xử lý vết thương tránh nhiễm trùng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh tay trước khi xử lý vết thương tránh vi khuẩn xâm nhập
- Đè thật chặt trực tiếp lên vết thương bằng một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp không có vải sạch, bạn có thể dùng tay trực tiếp đè lên vết thương cho đến khi có băng gạc thay thế.
- Nâng tay bị thương để làm chậm dòng máu chảy
- Cần vệ sinh vùng xung quanh vết thương tránh nhiễm trùng. Nếu bạn thấy máu chảy nhiều quá, ướt cả tấm vải thì bạn nên đè thêm một miếng vải sạch khác để giữ lực đè vết thương ngưng chảy máu.
- Nếu sau 10 phút mà vết thương vẫn chảy máu thì bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cầm máu kịp thời, tránh bị choáng hoặc ngất.

Bị đứt tay sâu
Trong trường hợp vết đứt nhỏ
Trong trường hợp vết thương chỉ ở dạng vết thương nhỏ, bạn có thể xử lý bằng cách sau:
Vệ sinh vết thương
Đầu tiên bạn cần rửa sạch tay để loại bỏ vi khuẩn đang bám xung quanh vết thương, sau đó bạn rửa lại vết thương bằng oxy già để sát khuẩn một lần nữa. Bởi oxy già sát khuẩn cực tốt nhưng khi nhỏ oxy già lên vết thương bạn sẽ có cảm giác bị xót.

Vệ sinh vết thương
Lâu khô vết thương
Sau khi đã sát khuẩn vết thương, bạn cần lau khô vết thương, đặc biệt là các vùng xung quanh. Lưu ý tránh lau trực tiếp lên vết thương bởi điều này có thể sẽ khiến vết thương đau hơn hoặc khiến vết thương chảy máu.
Sử dụng thuốc mỡ
Để làm dịu vết thương, bạn sử dụng 1 ít thuốc mỡ bôi lên vết thương. Điều này không những có tác dụng sát trùng mà còn làm vết thương nhanh hơn theo tư vấn của bác sĩ.

Dùng thuốc mỡ
Dùng băng y tế để băng lại vết thương
Cuối cùng, bạn băng lại vết thương để tránh vi trùng xâm nhập. Thông thường, vết thương sẽ tự lành trong vòng 1 đến 2 ngày, với vết thương nặng, bạn cần thay băng dán 1 lần 1 ngày và tất nhiên vẫn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh vết thương nhé.

Dùng băng y tế để băng lại vết thương
Làm gì để tránh bị đứt tay?
Để hạn chế việc bị đứt tay do dao kéo hoặc những dụng cụ sắt nhọn, đặc biệt là với những bạn thường xuyên phải tiếp xúc với chúng thì bạn nên dùng dụng cụ bảo hộ như găng tay để làm việc nhé. Nếu sử dụng trong gia đình, bạn nên để những dụng cụ này tránh xa tầm tay trẻ em và nên để chúng gọn gàng để thuận tiện lấy ra khi sử dụng.

Làm gì để tránh bị đứt tay?
Một số nguyên liệu giúp bạn cầm máu hiệu quả
Có nhiều cách giúp bạn cầm máu, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có sau;
- Muối: Muối là nguyên liệu giúp vết thương cầm máu cực tốt nhưng cách này sẽ khá xót đấy
- Đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng làm cho các mao mạch xung quanh vết thương co lại, giúp máu ở khu vực bị đứt đông lại và ngừng chảy ra.
- Nghệ: Nghệ là nguyên liệu có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, ngoài ra nghệ cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương cực tốt. Bạn có thể sử dụng bột nghệ đắp lên vết thương, máu sẽ được cầm ngay lập tức mà không sợ bị nhiễm trùng.
- Giấm: Tiếp đến là giấm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấm để cầm máu nhé.
- Lá trầu không: Đây là cách cầm máu dân gian, mặc dù dùng lá trầu không cầm máu có cảm giác khá sót nhưng chúng lại sát trùng vết thương và làm lành vết thương khá nhanh.
Nên ăn gì khi bị đứt tay?
Khi bị đứt tay dù nặng hay nhẹ thì bạn cũng sẽ bị mất máu, lúc này bạn cần bổ sung cho cơ thể một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, lươn…và các loại đậu. Đây là những nguyên liệu tạo các tế bào mới, có liên quan đến quá trình làm lành vết thương. Việc bổ sung thêm các thực phẩm này sẽ giúp cho vết thương nhanh lành. Ngoài các chất đạm bạn cũng cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt, vitamin B12…như gan, trứng, rau…nhé.

Nên ăn gì khi bị đứt tay?
Tổng kết
Nhìn chung, cách xử lý vết thương do bị đứt tay không quá phức tạp, chỉ cần bạn chú đến vấn đề vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng là được. Cuối cùng, để hạn chế rủi ro đứt tay do dao kéo bạn nên dùng dụng cụ bảo hộ như găng tay, ống tay để bảo vệ trong quá trình làm việc nhé.