Cách sử dụng chỉ báo MACD – Mối quan hệ giữa đường EMA và đường MACD

Chỉ báo MACD có thể sẽ giúp cho bạn phát hiện được các tín hiệu mạnh mẽ như là sự giao nhau hay phân kỳ. Học cách sử dụng nó để có thể dự đoán chính xác được sự hình thành của các xu hướng mới sẽ cải thiện đáng kể giao dịch của bạn.

Vậy cách sử dụng chỉ báo MACD như thế nào để hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kết cấu của đường MACD

Để hiểu rõ chỉ số MACD, trước tiên chúng ta cần phân tích từng thành phần của chỉ số này.

Kết cấu của đường MACD

Đường MACD

Đường MACD là kết quả của việc lấy một EMA chu kỳ ngắn hơn trừ đi một EMA chu kỳ dài hơn. Các giá trị thông dụng nhất là 26 ngày cho EMA chu kỳ dài hơn và 12 ngày cho EMA chu kỳ ngắn hơn, nhưng trader có thể tùy ý lựa chọn.

Đường Signal

Đường Signal là EMA của đường MACD. Trader có thể chọn độ dài chu kỳ EMA cho đường Signal, tuy nhiên 9 ngày là phổ biến nhất.

MACD histogram

Theo thời gian, chênh lệch giữa đường MACD và đường Signal sẽ biến động liên tục và được mô tả trên một biểu đồ MACD rất trực quan. Sự chênh lệch giữa hai đường này dao động quanh đường Zero.

Khi MACD có giá trị dương, và giá trị histogram đang tăng, upside momentum (xung lượng lên) là đang tăng. Khi MACD âm và giá trị histogram đang giảm, thì downside momentum (xung lượng xuống) là đang tăng.

Tín hiệu cần tìm của MACD

Chỉ báo MACD rất hữu ích trong việc xác định ba tín hiệu cơ bản: điểm giao cắt đường Signal, điểm giao cắt đường Zero và phân kỳ.

Giao cắt đường Signal

Giao cắt đường Signal là tín hiệu thường gặp nhất ở MACD, nó báo cho bạn tín hiệu đảo chiều. Điều đầu tiên cần xem xét đó là đường Signal về cơ bản là chỉ báo cho một chỉ báo. Đường Signal tính trung bình động của đường MACD. Bởi vậy, đường Signal đi theo sau đường MACD.

Giao cắt đường Signal

Khi đường MACD nằm trên đường Signal thì thị trường đang xu hướng tăng. Ngược lại, khi MACD nằm dưới đường Signal thì đang xu hướng giảm.

MACD cắt Signal từ trên xuống báo tín hiệu đảo chiều từ tăng thành giảm, gọi là Bearish Signal Line Crossover. Chúng ta nên bán khi thấy tín hiệu này.

MACD cắt Signal từ dưới lên báo tín hiệu đảo chiều từ giảm thành tăng, gọi là Bullish Signal Line Crossover. Chúng ta nên mua khi thấy tín hiệu này.

Giao cắt đường Zero

Đường Zero là đường ngang có giá trị MACD bằng 0. Giao cắt đường Zero cho biết xu hướng của giá. Thông thường tín hiệu cắt đường Zero báo hiệu xu hướng có phần chậm hơn tín hiệu cắt đường Signal.

Giao cắt đường Zero

Đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống báo tín hiệu xu hướng giảm, gọi là Bearish Zero Line Crossover. Điều này xảy ra khi đường MACD vượt xuống dưới đường Zero và từ giá trị dương đổi thành âm.

Đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên báo tín hiệu xu hướng tăng, gọi là Bullish Zero Line Crossover. Điều này xảy ra khi đường MACD vượt lên trên đường Zero và từ giá trị âm đổi sang dương.

Phân kỳ

Phân kỳ là một tín hiệu nữa được tạo bởi MACD. Khi có tín hiệu phân kỳ giữa các đường nối đỉnh/đáy, MACD báo hiệu xu hướng đã yếu và có nguy cơ đảo chiều. Đôi khi xu hướng tăng mạnh quá nên tín hiệu phân kỳ dù đã phát nhưng giá vẫn tiếp tục tăng tạo đỉnh mới cao hơn. Để biết được khi nào tín hiệu phân kỳ sẽ đổi chiều từ tăng thành giảm, khi nào tín hiệu phân kỳ không đổi chiều mà giá vẫn tăng cao hơn so với đỉnh trước, chúng ta cần thận trọng và theo dõi thêm các tín hiệu khác xem xu hướng tăng vẫn còn quá mạnh hay đã yếu rồi.

Phân kỳ

Bullish Divergence (phân kỳ dương) xảy ra khi giá ghi nhận một đáy thấp hơn (LL), nhưng MACD ghi nhận một đáy cao hơn (HL).

Ngược lại, Bearish Divergence (phân kỳ âm) xảy ra khi giá ghi nhận một đỉnh cao hơn trong khi MACD ghi nhận một đỉnh thấp hơn.

Phân kỳ

Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả

Sự thật của phân kỳ hội tụ trung bình động MACD là một trong những chỉ số dự báo mạnh mẽ nhất. Đó là lý do tại sao biết cách sử dụng MACD và cách diễn giải các tín hiệu của nó có thể tối ưu hóa hiệu suất của chiến lược giao dịch tiền điện tử.

Chỉ báo có thể được sử dụng để xác định ba loại tín hiệu: tín hiệu giao nhau, giao cắt đường 0 và phân kỳ. Trước hết, bài viết sẽ tập trung vào một số điều mà bạn nên xem xét khi sử dụng MACD:

Điểm giao nhau

Điểm giao nhau MACD xảy ra nếu MACD cắt trên 0 thì tín hiệu là tăng. Nếu nó vượt xuống dưới 0, thì điều đó cho thấy rằng những con gấu đang vượt qua thị trường.

MACD giảm từ đâu? Nếu MACD giảm từ trên 0 xuống, thì đây là tín hiệu giảm. Mặt khác, nếu nó tăng từ dưới 0, thì hãy coi đó là một tín hiệu tăng giá.

Hướng của sự giao nhau

Nếu MACD cắt từ dưới lên trên, thì tín hiệu là tăng và ngược lại. Càng xa 0, tín hiệu được tạo ra càng mạnh. Tuy nhiên, bạn đọc đã hiểu về các tín hiệu MACD trong các giao dịch thực sự thì sao?

Phần khó nhất để thành thạo mọi chỉ báo giao dịch là tìm ra thời điểm tốt nhất để đặt lệnh mua và bán tiền điện tử. Đây được coi là cách thực hành hữu ích nhất giúp các nhà đầu tư thu được những bài học xương máu về MACD.

Một số hạn chế tồn đọng của chỉ số MACD

Bất cứ một kỹ thuật hay chỉ báo phân tích nào cũng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm cụ thể. Và chỉ số MACD cũng không ngoại lệ. Bạn cần phải nắm một số lưu ý sau đây để có thể lựa chọn được cách thức cũng như các thời điểm thích hợp nhất khi giao dịch nhé.

  • Chỉ báo này mang tính chất chủ quan nhiều hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư lựa chọn chỉ báo này thường sẽ thực hiện theo phong cách giao dịch cũng như sở thích của mình để thực hiện áp dụng chỉ báo. Do đó mà các kết quả áp dụng chỉ số MACD này sẽ không được đồng nhất.
  • Để sử dụng được hiệu quả và thành thạo chỉ số MACD này yêu cầu chính bắt buộc là các nhà đầu tư nên linh hoạt và phải nhạy bén với thị trường, cập nhật nhanh chóng cũng như biết được khung thời gian nào hợp lý để cho MACD hoạt động hiệu quả nhất. Để làm được như vậy không phải dễ và các nhà đầu tư cần thời gian giao dịch cũng như tìm hiểu thêm thị trường.
  • Các chỉ số MACD đưa ra chỉ báo sẽ dễ bị lagging bởi tính trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình. Bởi vậy tín hiệu ở chỉ báo này thường rất trễ.
  • Chiến lược phân kỳ động lượng thông thường sẽ đưa ra những báo hiệu sớm hơn thời điểm thực tế trên thị trường. Cụ thể, đó là các báo hiệu sớm hơn khiến các nhà đầu tư đặt lệnh sai thời điểm dẫn đến thua lỗ so với lệnh thử.
  • Chỉ báo này thường có trường hợp sẽ dễ đưa ra các tín hiệu gây nhiễu, vì vậy các nhà đầu tư sẽ nhầm lẫn và giao dịch dẫn đến thua lỗ.

Mối quan hệ giữa đường EMA và đường MACD là gì?

Trước khi tìm hiểu về chỉ báo MACD thì mình khuyên các bạn nên tìm hiểu về chỉ báo EMA trước. Điều này sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu về MACD sẽ dễ dàng hơn. Lí do là vì để tính được đường MACD thì đòi hỏi nhà đầu tư phải biết được đường EMA như thế nào. Công thức để tính MACD được dựa vào EMA.

Đường EMA

EMA hay đường EMA còn được gọi là đường trung bình động hàm mũ. Đường EMA có tên gọi này để giúp các trader không bị nhầm lẫn với 1 đường trung bình động khác là SMA hay còn gọi là đường trung bình động đơn giản.

Đường SMA

Giống như cái tên của mình, vì đơn giản nên SMA cũng được tính bằng 1 cách rất đơn giản. Khi tính đường trung bình động đơn giản bạn chỉ cần lấy tổng giá trung bình của các phiên đó và chia tổng với số phiên đã cộng lại. Ví dụ như bạn muốn tính SMA10 thì sẽ có công thức là tổng giá trung bình 10 ngày rồi chia với 10.

Khi nghiên cứu về 2 chỉ báo SMA và EMA, nhà đầu tư nên nhớ rõ điểm khác biệt giữa 2 chỉ báo này là độ mượt. Đường EMA có độ mượt hơn hẳn so với SMA khi thị trường có nhiều biến động. Lí do là EMA được tính dựa trên các dữ liệu sẽ triệt tiêu lẫn nhau và phân dạng theo cấp số nhân. Các dữ liệu này thuộc quá khứ nên sẽ khiến cho đường EMA sát với đường giá hơn là SMA.

Chính vì thế, MACD sẽ sử EMA26 để làm công thức thay vì sử dụng đường trung bình động đơn giản.

Đường SMA

Khi quan sát hình, các bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra ràng đường SMA bị lệch với đường giá rất nhiều. Khi nhìn vào những chỗ được khoanh tròn xanh và vùng đóng vàng, bạn sẽ thấy rằng đường EMA mượt hơn rất nhiều so với SMA.

Chính vì chỉ báo EMA bám sát với đường giá cho nên khi tính chỉ báo MACD người ta sẽ sử dụng EMA. Điều đó cũng giúp phản ánh được 2 mục tiêu là động lượng và xu hướng.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin bổ ích về đường chỉ báo MACD, và sự khác nhau giữa đường EMA và đường MACD. Qua bài viết này mong rằng các bạn sẽ có thể giao dịch tốt hơn nhé!

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org