Đất ODT là gì? Đất ONT là gì? Giữa hai loại đất này gì giống và khác nhau? Cùng theo dõi bài viết ngắn dưới đây để có câu trả lời bạn nhé.
Đất ONT là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì đất ONT thuộc loại đất ở nông thôn. Đây là loại đất phi nông nghiệp, đất thổ cư nông thôn được ký hiệu trong bản đồ đất đai là ONT.
Luật đất đai năm 2013, có quy định về loại đất này như sau: Đất ONT thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn, sử dụng với mục đích xây nhà ở. Thông thường trong khuôn viên đất này sẽ có vườn, ao cá và các công trình phục vụ cho đời sống của người dân ở nông thôn.
Xem thêm: Đất nền là gì? Một số lưu ý cần tránh khi đầu tư vào đất nền
Đất ODT là gì?
Đất ONT là ký hiệu của đất ở nông thôn, thì đất ODT thuộc nhóm đất ở đô thị. Nó cũng là thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đất thổ cư đô thị và được ký hiệu trong bản đồ đất đai là ODT, ô đất màu hồng. Trong luật đất đai năm 2013 có quy định về loại đất này như sau:

Đất ODT là gì?
Đất ở đô thị sẽ thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình ở khu vực đô thị. Đồng thời, được Bộ tài nguyên và môi trường xem như một loại đất thổ cư. Loại đất này thường được sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống xã hội cư dân ở khu đô thị. Dĩ nhiên, các công trình này cũng phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi thi công.
Xem thêm: Đất thổ cư là gì? Có mấy loại? Các lưu ý quan trọng khi mua?
Đặc điểm nổi bật của đất ODT và đất ONT
Qua phần khái niệm đất ODT là gì? Đất ONT là gì? Chúng ta có thể nhận thấy. Giữa hai loại đất này có những sự khác biệt. Ngoài những đặc điểm trên, đất nông thôn và đất đô thị cũng có những đặc điểm rất khác. Cụ thể:
Đất ONT (Đất ở đô thị)
Căn cứ theo quy định của luật đất đai năm 2013 tại điều 144 có quy định như sau:

Đất ONT (Đất ở đô thị)
Mục đích sử dụng của đất đô thị
Mục đích của đất ở tại khu đô thị được dùng để xây dựng nhà ở. Hoặc các công trình để phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị. Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất ở đô thị cần phải được đồng bộ với đất sử dụng

Đất ở đô thị cần phải được đồng bộ với đất sử dụng
Bên cạnh đó, đất ở tại những khu đô thị phải được bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng. Các công trình sự nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
Nhà Nước luôn tạo điều kiện để người dân đô thị có đất ở để an cư
Từ thực tế cho thấy. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất dành cho xây dựng nhà ở khu đô thị. Cùng với đó là những chính sách để tạo điều kiện cho những người sinh sống ở đô thị có chỗ “an cư lạc nghiệp”.
Mỗi người dân đều được cấp một hạn mức đất ở tại đô thị theo quy định của nhà nước

Mỗi người dân đều được cấp một hạn mức đất ở tại đô thị theo quy định của nhà nước
Theo đó, mỗi hộ gia đình, cá nhân sẽ được có một hạn mức đất ở. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch đất sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Cũng như quỹ đất ở chính địa phương để định ra được hạn mức phù hợp với điều kiện sử dụng của người dân. Mà không làm trái quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng chính là cơ quan quy định diện tích đất tối thiểu của đất ở để được tách thửa.
Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất
Các cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển mục đích sử dụng đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, căn cứ theo quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, cần phải tuân thủ về trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.
Đặc điểm nổi bật của đất ODT (Đất ở nông thôn)
Tại điều 143, Luật đất đai năm 2014 quy định đất ODT như sau:
Về mục đích sử dụng

Về mục đích sử dụng
Đất ở nông thôn (Đất ODT) thường được dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống. Như: Vườn, ao, chuồng, trại… trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn. Sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quy định về hạn mức giao đất ở nông thôn
Căn cứ theo luật đất đai 2013, điều 143. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định về hạn mức giao đất ở nông thôn cho mỗi hộ gia đình, cá nhân. Để xây dựng nhà ở tại nông thôn. Theo đó, quỹ đất của mỗi địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được phê duyệt bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định diện tích tối thiểu để được tách thửa. Đối với đất ở sao cho thích hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
Được Phân bổ đất ODT cần phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng

Được Phân bổ đất ODT cần phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng
Điều này là hiển nhiên. Bởi việc phân bổ đất ODT trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng đất không phù hợp sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong tương lai. Việc đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp với mục đích. Sẽ đảm bảo ổn định đời sống cho người dân ở nông thôn mà còn đảm bảo công tác sản xuất. Vệ sinh môi trường được thuận tiện và phát triển mạnh trong việc triển khai hiện đại hóa nông thôn.
Nhà Nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân nông thôn
Cũng như đất ONT, nhà nước luôn tạo mọi điều kiện cho người dân ở nông thôn có được chỗ ở. Căn cứ vào việc vận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có. Đồng thời, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Thời gian sử dụng đất ODT, đất ONT
Căn cứ vào luật đất đai 2013, quy định về thời hạn sử dụng đất tại điều 125, về đất sử dụng ổn định lâu dài. Cụ thể như sau: Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp như:

Thời gian sử dụng đất ODT, đất ONT
- “Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3, Điều 131 của Luật đất đai.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Đất tín ngưỡng.
- Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất tổ chức kinh tế.”
Theo đó, đất ODT và đất ONT thuộc đất sử dụng ổn định lâu dài. Nói một cách dễ hiểu thì chúng thuộc đất không có thời hạn.
Phân biệt đất ONT và đất ODT
Qua những đặc điểm trên, phần nào bạn hiểu được đất ONT và đất ODT là gì? Để giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai loại đất này chúng ta cùng nhau điểm qua những điểm giống và khác nhau của đất nông thôn và đất đô thị bạn nhé.

Phân biệt đất ONT và đất ODT
Điểm giống nhau giữa đất ONT và đất ODT
- Cả hai loại đất này đều nằm trong nhóm đất thổ cư.
- Được xây dựng các công trình nhà ở, hay những công trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Thời gian sử dụng đất lâu dài.
- Người sử dụng đất đều có quyền chuyển nhượng, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng, quyền sử dụng đất…
Sự khác nhau của đất nông thôn và đất đô thị
Dưới đây là một số điểm khác nhau của hai loại đất ODT và đất ONT. Cùng theo dõi để có thêm thông tin bạn nhé.

Sự khác nhau của đất nông thôn và đất đô thị
Về vị trí
- Đất ONT: Thông thường vị trí của đất đô thị sẽ bao gồm: Khu vực nội, ngoại thành phố. Nội ngoại thị của thị xã, thị trấn.
- Đất ODT: Đối với đất nông thôn, các khu vực không thuộc khu vực đô thị. Có nghĩa là không thuộc nội, ngoại thành thành phố và nội thị, ngoại thị của thị trấn, thị xã. Đồng thời, được quản lý bởi cơ quan Ủy ban nhân dân xã.
Về hình thức sử dụng đất
Đất ở đô thị: Người sử dụng đất ở đô thị muốn xây dựng công trình nhà ở. Cần phải tuân theo quy định về xin cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quy chuẩn xây dựng.
Đất nông thôn (Đất ODT)
Điều kiện cấp phép đất ODT dễ hơn so với đất ONT. Thậm chí, còn có trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như: Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng. Thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hay quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị. Quy hoạch xây dựng khu chức năng, trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn. Khu di tích lịch sử, văn hóa…
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về đất ODT là gì? Đất ODT là gì? Theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hai loại đất này. Chúc các bạn may mắn.