Điểm định chuẩn (Benchmark) là gì?

Chắc hẳng bạn có thể đã từng nghe nói về Benchmark hay là cũng chưa từng biết tới chúng. Tuy nhiên, bạn sẽ rất có thể bắt gặp được những quá trình này trong các lĩnh vực công việc kinh doanh hàng ngày của mình.

Vậy thì Điểm định chuẩn (Benchmark) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Điểm định chuẩn (Benchmark) là gì?

Điểm định chuẩn (Benchmark) là gì?

Benchmark hay điểm định chuẩn, tiêu chuẩn, trong lĩnh vực tài chính Benchmark được hiểu là các tiêu chí chuẩn dùng để đo hiệu suất của các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ hoặc dùng để đo hiệu suất quản lý đầu tư hoặc một loại hình đầu tư nào đó.

Xem thêm: Wire Transfer là gì?

Tầm quan trọng của điểm định chuẩn Benchmark như thế nào?

Ở mức vĩ mô, benchmark là công cụ để tính toán các con số đại diện cho thị trường toàn cầu. Bạn có thể sử dụng các con số đại diện cho nền kinh tế như chỉ số S&P 500, Dow Jones,… và so sánh nó với chuẩn benchmark để đánh giá một hiệu quả nào đó.

Ở mức doanh nghiệp, để đưa ra đánh giá và cải thiện chất lượng doanh nghiệp bạn cần phải có chuẩn so sánh để biết doanh nghiệp mình đang ở mức nào và cần cải thiện điểm gì trong hoạt động. Điểm định chuẩn benchmark là cách hợp lý nhất để bạn làm điều đó.

Thiết lập được một benchmark chuẩn là điều cần thiết trong đầu tư nhất là đối với các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh các định chuẩn truyền thống như vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình, vốn hóa nhỏ, mức độ tăng trưởng,… Các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến các chỉ số benchmark dựa trên các đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, xu hướng thị trường. Những điều trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình một quỹ đầu tư phù hợp.

Điểm định chuẩn Benchmark sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Điểm định chuẩn Benchmark sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Quản lý quỹ đầu tư công nghiệp

Điểm chuẩn thường được sử dụng làm yếu tố trung tâm để quản lý danh mục đầu tư. Chiến lược quỹ đầu tư thụ động và chiến lược smart beta là hai chiến lược được bắt nguồn từ đầu tư theo điểm chuẩn Benchmark.

Chiến lược nhân rộng theo điểm chuẩn tùy chỉnh cũng dần trở nên phổ biến. Các nhà quản lý triển khai chiến lược bằng cách sử dụng các chỉ mục ở dạng truyền thống như các loại điểm chuẩn Benchmark mà họ muốn tìm cách đánh bại.

Các quỹ đầu tư thụ động

Quỹ đầu tư thụ động được tạo ra để cung cấp thông tin về điểm chuẩn Benchmark cho các nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư vào các chỉ số chứng khoán. Trong các quỹ thụ động, người quản lý đầu tư sử dụng chiến lược sao chép để phù hợp với tỷ lệ nắm giữ và lợi nhuận của chỉ số Benchmark cung cấp cùng mức chi phí khá thấp. Ví dụ như các quỹ đầu tư vàng SPDR S & P 500 ETF (SPY) với mức phí sao chép Chỉ số S & P 500 và phí quản lý 0,09%. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan đến vốn hóa, tăng trưởng và giá trị quỹ tương hỗ hay các quỹ ETF.

Chiến lược Smart Beta

Chiến lược Beta thông minh được phát triển như một sự tăng cường cho các quỹ chỉ số thụ động. Họ tìm cách nâng cao lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể đạt được bằng cách chọn cổ phiếu dựa trên các biến số nhất định hoặc thực hiện lệnh mua và bán từ các quỹ đầu tư thụ động này.

Các cấp độ áp dụng được Benchmark

Có 3 cấp độ áp dụng sau:

Cấp độ hoạt động: Áp dụng trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ.

Cấp độ chức năng: để xem xét toàn bộ tổ chức. Benchmark cấp độ này sẽ hữu ích cho tất cả các bộ phận trong tổ chức.

Cấp độ chiến lược: Ảnh hưởng tới hệ thống và quá trình lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmark chiến lược giúp bạn có tiềm năng đạt được những lợi ích trong dài hạn.

Các đặc điểm chính của Benchmark

  • Điểm chuẩn Benchmark là thước đo tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất.
  • Trong đầu tư, các chỉ số thị trường có thể được sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá hiệu suất cho danh mục đầu tư.
  • Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư cụ thể sẽ có các mức điểm chuẩn Benchmark khác nhau.
  • Chọn điểm chuẩn Benchmark phù hợp rất quan trọng, vì chỉ số sai có thể dẫn đến lỗi điểm chuẩn.

Cách chọn được Benchmark phù hợp khi đầu tư tài chính

Với quá nhiều điểm định chuẩn Benchmark có trong thị trường tài chính, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn chọn được Benchmark phù hợp với nhu cầu của mình:

  • Mục tiêu hiệu quả của bạn là bao nhiêu, khả năng chịu được rủi ro của bạn đến đâu: Bạn cần đánh giá được mục tiêu hiệu suất cuối cùng trong đầu tư mình muốn đạt đến là bao nhiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân để chọn chỉ số đánh giá phù hợp.
  • Nhu cầu thanh khoản: khi bạn có mục đích sử dụng lợi nhuận đạt được để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ cần một sản phẩm đầu tư có tính thanh khoản cao và một Benchmark đánh giá có thời gian ngắn.
  • Danh mục đầu tư: một Benchmark phải phù hợp với quy mô danh mục đầu tư để có thể đưa ra đánh giá chính xác được hiệu suất lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất liên quan đến điểm định chuẩn Benchmark là gì. Hy vọng qua bài viết này các anh em sẽ có thêm được cho mình những thành công nhất định nhé!

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org