Định luật Okun là gì? Công thức của định luật Okun

Định luật Okun có từ đâu?

Mối quan hệ giữa sản lượng và tỉ lệ thất nghiệp

Ở mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp đó là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un)

  • Yt = Yp thì Ut = Un 
  • Yt > Yp thì Ut < Un sản lượng tăng trưởng cao thì thất nghiệp sẽ giảm đi
  • Yt < Yp thì Ut > Un kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái thì tất nhiên thất nghiệp sẽ cao hơn

Sản lượng tự nhiên có xu hướng tăng lên theo thời gian vì theo thời gian các nguồn lực có xu hướng gia tăng

Thông qua mối quan hệ giữa sản lượng và tỉ lệ thất nghiệp ta có định luật Okun

Định luật Okun có từ đâu?

Định luật Okun là gì? Công thức của định luật Okun

Có 2 cách phát biểu về định luật Okun

Cách phát biểu 1

Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng thêm 1%.

Giải thích

Bản chất là khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng có nghĩa là nền kinh tế đang ở trạng thái “Khiếm Dụng” (chưa sử dụng hết nguồn lực). Có 4 nguồn lực cơ bản của nền kinh tế: Vốn – nhân lực – khoa học công nghệ – tài nguyên khoán sản. Khi chưa sử dụng hết nguồn lực trong đó có yếu tố lao động thì thất nghiệp sẽ gia tăng.

Công thức

Ut = Un + [ (Yp – Yt)/Yp ] * 50

Trong đó:

  • Ut : Thất nghiệp thực tế
  • Un:Thất nghiệp tự nhiên
  • Yp:Sản lượng tiềm năng
  • Yt: Sản lượng thực tế

Tại sao lại có công thức trên?

  • ∆U : Tỉ lệ thất nghiệp tăng thêm
  • Nếu [ (Yp – Yt)/Yp ] * 100 = 2 thì ∆U = 1
  • Đặt [ (Yp – Yt)/Yp ] * 100 = x thì ∆U = x/2

Suy ra công thức tổng quát:

Ut = Un + [ (Yp – Yt)/Yp ] * 50

Cách phát biểu 2

Khi sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp sẽ giảm bớt 1%

Ut = U-1 – 0,4 * ( y – p )

Trong đó:

  • U-1: TLTN thực tế trước đó . Có nghĩa là tỉ lệ thất nghiệp ở trước đó, ví dụ phân tích tỉ lệ thất nghiệp ở 2021 dựa trên số liệu của năm 2020 thì U-1 là tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 , Ut là của năm 2021
  • y: Tốc độ tăng SLTT
  • p: Tốc độ tăng SLTN

Ví dụ áp dụng công thức định luật Okun

Ví dụ 1

  • Sản lượng thực tế: 1100
  • sản lượng tiềm năng: 1200
  • Tỉ lệ TNTN: 7%

Hỏi tỉ lệ TNTT bao nhiêu?

Ut = Un + [ (Yp – Yt)/Yp ] * 50 => Ut = 7% + [ (1200 – 1100)/1200 ] * 50 = 11,17%

Ví dụ 2

  • Tỉ lệ thất nghiệp của một nước năm N là 8%
  • Từ năm N đến năm (N+3) SLTN tăng 5,5%
  • SLTT tăng 9,2%

Hỏi TNTT năm (N+3) là bao nhiêu?

Ut = U-1 – 0,4 * ( y – p ) => UN+3 = 8% – 0,4 * ( 9,2% – 5.5% ) = 6,52%

Ví dụ 3

  • Trong thống kê của một nước từ năm 2006 đến năm 2008 sản lượng tiềm năng của một nước tăng 11%
  • Sản lượng thực tế không thay đổi
  • Năm 2006 Tỷ lệ thất nghiệp 6,2%

Theo định luật Okun tỷ lệ thất nghiệp 2008 là bao nhiêu? ( sản lượng thực tế không thay đổi thì là 0%, điền vô công thức và tính )

Định luật Okun là gì? Công thức của định luật Okun

Nhược điểm của định luật Okun

Định luật Okun thường được gọi là một dạng “quy tắc ngón tay cái” bởi vì nó là một xấp xỉ xuất phát từ quan sát thực nghiệm hơn là lý thuyết. Nó được gọi là phép tính gần đúng vì có những yếu tố khác, chẳng hạn như năng suất, có thể ảnh hưởng đến kết quả. Báo cáo ban đầu của Okun tuyên bố rằng sản lượng tăng 2% sẽ giúp giảm 1% tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ, tăng 0,5% tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tăng 0,5% số giờ làm việc trên mỗi công nhân; tăng sản lượng trên mỗi giờ làm việc ( năng suất lao động) tăng 1 %.

Mối quan hệ này được kiểm định bằng cách hồi quy những thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp trên tốc độ tăng trưởng GDP hoặc GNP. Tại Hoa Kỳ, sự suy giảm sản lượng dường như đã được kiểm duyệt theo thời gian. Theo Andrew Abel và Ben Bernanke, các khung thời gian gần đây ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% có liên quan đến việc giảm 2% sản lượng (Abel và Bernanke, 2005).

Nhược điểm của định luật Okun

Có một số lý do giải thích tại sao GDP tăng/giảm nhanh hơn tốc độ tăng/giảm thất nghiệp tương ứng:

Khi thất nghiệp gia tăng:

  • Hiệu ứng số nhân tiền giảm đi do người lao động có xu hướng chi tiêu ít hơn
  • Một số lượng lớn người thất nghiệp bỏ cuộc tìm kiếm việc làm và không tham gia vào lực lượng lao động. Chưa kể thất nghiệp.
  • Người lao động được giảm giờ làm.
  • Năng suất lao động có thể giảm, có thể do người sử dụng lao động giữ lại nhiều lao động hơn mức cần thiết.
  • Tăng năng suất lao động hoặc tăng quy mô lực lượng lao động có thể dẫn đến tăng sản lượng ròng nhưng không làm giảm thất nghiệp ròng (“hiện tượng thất nghiệp”).

Tổng kết

Định luật Okun chỉ mang tính chất tương đối, nhưng vẫn thường được sử dụng qua các bằng chứng thực nghiệm trên thực tế hiệu quả. Tuy nhiên, định luật Okun có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng định luật làm rõ các vấn đề trong các cuộc thảo luận về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm và ngược lại.

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org