Giá đường thế giới hôm nay đang có những biến động nào? Hãy cùng Thitruong.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bảng giá đường thế giới hôm nay 10/12/2023
Giá Đường hôm nay 10/12/2023 12.518.359 VNĐ / tấn
Giá hiện tại đang tăng 203.203 VNĐ / tấn, tương đương 1.65% so với giá trước đó.
Lần cập nhật gần nhất: 10/12/2023 | 14:12
Biến động Giá Đường Thế Giới trong 3 tháng gần đây: -7,09 %
Giá đạt đỉnh vào 19/09/2023: 14.678.725 VNĐ / tấn
Giá chạm đáy vào 07/12/2023: 12.315.157 VNĐ / tấn
Tỉ giá: 1 UScents = 242.56 VNĐ
Quy đổi: 1 tấn = 2204.62262 lb
Thời gian Theo tháng | Giá hàng hóa Tính theo VNĐ / tấn | Giá tăng giảm % so với tháng trước |
---|---|---|
12/2023 | 12.518.359 | -16,10 % |
11/2023 | 14.534.345 | +2,43 % |
10/2023 | 14.181.413 | +5,47 % |
09/2023 | 13.406.035 | – |
Đường có mấy loại? Cách phân biệt các loại đường
Đường là một loại gia vị cần thiết trong cuộc sống, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể con người, được sản xuất trực tiếp từ cây mía có độ tinh khiết cao, đáp ứng được các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Đường được sản xuất ở các nước có khí hậu nhiệt đới được tạo ra thông qua quá trình tinh chế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đường, tuy nhiên hiện có những loại đường phổ biến sau:
Đường kính
Đường kính còn được biết đến với tên gọi khác là đường cát, đây là loại đường phổ biến nhất được sản xuất hoàn toàn từ dây chuyền công nghệ tiên tiến với thành phần nguyên liệu 100% từ cây mía hoặc củ cải đường.
Loại đường này được xử lý bằng công nghệ tẩy màu, kích thước đều, khô không bị vón cục. Thông thường chúng sẽ dùng để làm đồ ngọt hoặc trong nấu ăn.

Đường kính còn được biết đến với tên gọi khác là đường cát
Đường bột
Là loại đường có hình dạng bột mịn, loại đường này sẽ được trộn 1 tỷ lệ bột bắp nhất định để đường không bị vón cục khi xay. Do ở dạng bột mịn nên chúng có khả năng tăng nhanh hơn đường kính. Loại đường này được dùng để làm bánh, là nguyên liệu không thể thay thế để tạo nên Fondant trang trí trên bánh gato…

Là loại đường có hình dạng bột mịn, loại đường này sẽ được trộn 1 tỷ lệ bột bắp nhất định
Đường nâu
Là loại đường có màu nâu, màu này được hình thành sau khi hình thành đường trắng, nước thừa còn lại sẽ được trộn với đường. Sau quá trình xử lý thì đường sẽ có màu nâu đặc trưng. Loại đường này được sử dụng để tạo màu tự nhiên cho các món ăn, được dùng để làm các loại bánh, nấu chè, kho thịt…

Là loại đường có màu nâu, màu này được hình thành sau khi hình thành đường trắng
Đường phèn
Là loại đường có hình dạng kết tinh thể hạt, to, kích thước đường lớn. Loại đường này có 2 màu là trắng trong hoặc vàng nâu. Chúng được kết tinh từ đường cát trắng, thành phần của chúng là đường cát trắng kết hợp thêm trứng gà, vôi để tạo ra đường phèn có 2 màu khác nhau.

Là loại đường có hình dạng kết tinh thể hạt, to, kích thước đường lớn
Cách phân biệt các loại đường
Để phân biệt các loại đường bạn có thể dựa theo:
- Màu sắc
- Kích thước
- Tính chất
Cụ thể nếu phân theo màu sắc thì:
- Đường có màu nâu: là loại đường có chứa lượng mật mía nhất định thường có 2 loại là đường tự nhiên và đường thương mại
- Đường có màu vàng: Là đường thô, đường này không tinh chế hoàn toàn nên có màu vàng đặc trưng, vị ngọt đậm đà
- Đường có màu trắng: Làm từ nước ép mía được cô lại bằng nhiệt, loại bỏ tạp chất, tẩy màu rồi mới đem đi kết tinh. Đây là loại đường phổ biến hiện nay, loại đường này còn có thể làm từ củ cải đường.
Tại sao đường lại có giá trị?
Không phải tự nhiên đường lại có giá trị cao như hiện nay, như đã biết đường là một loại carbohydrate được sử dụng như một thành phần trong thực phẩm hàng nghìn năm nay. Bằng chứng cho thấy người dân New Guinea đã thuần hóa cây mía từ 8000 năm trước và các nền văn hóa ở Châu Á đã bắt đầu khai thác đường từ cây trồng này.
Ngày nay đường là một gia vị không thể thiếu trong thực phẩm để giúp giữ ẩm và tạo vị ngon cho các loại thực phẩm như bánh…Ngoài ra, đường còn là một nguyên liệu dùng để sản xuất nhiên liệu Ethanol. Vì vậy với những ứng dụng của đường, chúng ta không thể phủ nhận rằng đường là một loại mặt hàng quan trọng trên thị trường toàn cầu hiện nay.

Tại sao đường lại có giá trị?
7 yếu tố ảnh hưởng đến giá đường
Giống như các loại mặt hàng, đường cũng chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá đường. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá đường:
Thời tiết
Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá đường hiện nay. Vì đường làm chủ yếu từ cây mía, nếu thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mía thì giá đường sẽ bị ảnh hưởng. Nếu thời tiết ẩm ướt, quá trình thu hoạch cây mía sẽ bị chậm lại, nguy cơ thiệt hại mùa vụ là rất lớn. Ngoài ra, thời tiết này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường của mía.
Đồng đô la Mỹ
Giống với nhiều mặt hàng khác, đường được định giá bằng đồng đô la Mỹ, nên về cơ bản việc giảm giá trị của đô la so với tiền tệ của người mua hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến giá đường. Mặt khác, khi hàng hóa tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá đường và ngược lại.

yếu tố ảnh hưởng đến giá đường
Nhu cầu về Ethanol
Mía ngoài là nguyên liệu làm đường thì mía còn là nguyên liệu làm nhiên liệu Ethanol. Hiện nay, Ethanol cũng đang cạnh tranh với xăng làm nhiên liệu vận tải nên việc giảm giá tăng sẽ có xu hướng dẫn đến giá Ethanol thấp từ đó nhu cầu về đường để sản xuất Ethanol sẽ ít hơn. Nhưng nhìn chung, vai trò Ethanol trong ngành năng lượng này càng quan trọng, điều này đã gián tiếp hỗ trợ cho giá đường.
Các mối quan tâm về sức khỏe
Yếu tố tiếp theo là các mối quan tâm về sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng đến giá đường. Bởi đường là nguyên nhân hàng đầu hiện nay gây ra bệnh béo phì, tiểu đường và sâu răng hiện nay. Người tiêu dùng nhận thức rõ về điều đó nên nhu cầu sử dụng có thể sẽ chậm lại, gây áp lực giá đường sẽ giảm xuống.
Đồng Real của Brazil
Hiện nay, Brazil là nhà sản xuất mía đường lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 29.93 triệu tấn vào năm 2019, chiếm 25% sản lượng toàn cầu. Nếu đồng Real của Brazil giảm giá đường ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Có thể nguồn cung đường từ Brazil đưa ra thị trường nhiều hơn dự kiến giá đường thế giới sẽ giảm.

Đồng Real của Brazil
Sự can thiệp của chính phủ
Thuế nhập khẩu và trợ cấp của chính phủ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các nước sản xuất đường sản xuất nhiều đường hơn so với thị trường cạnh tranh. Hiện EU đang là nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 trên thế giới, tại Hoa Kỳ thuế nhập khẩu được thiết kế để bảo vệ quyền lợi của người nông dân trong nước. Điều này đã làm tăng giá đối với người tiêu dùng khiến họ phải tìm kiếm các lựa chọn khác để thay thế.
Các sản phẩm thay thế
Theo thống kế, đường chiếm khoảng 70% nhu cầu thế giới về chất làm ngọt hóa học. Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng có sẽ có nhiều sự lựa chọn thay vì chọn đường như chọn siro ngô để thay thế. Điều này đã được áp dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, vì vậy đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá đường.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trong nước hiện nay
Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trong nước đang có những khởi sắc tương đối tốt, cụ thể:
- Sản xuất: Trong tháng 1, các nhà máy ngành đường Việt Nam đang tập trung vào sản xuất đường trắng, đến cuối tháng ngành đã ép được hơn 1 tỷ tấn mía và sản xuất khoảng 180.000 tấn đường
- Giá đường: Theo hiệp hội VSSA Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh cuối năm 2019 nên việc sản xuất bị giảm hơn so với năm trước nên giá đường bị giảm
- Trong vòng 5 năm trở lại đây, các nhà máy đường đã tăng giá mua mía lên mức giá cao và tăng chi phí giúp hỗ trợ người nông dân nhằm khôi phục trồng mới. Điều này khiến giá đường tăng so với các vụ trước dẫn đến không thể cạnh tranh với đường nhập lậu và nhập khẩu.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trong nước hiện nay
Có nên kinh doanh đường không?
Giống với các mặt hàng khác việc kinh doanh sẽ có những mặt lợi và rủi ro riêng, có thể lỗ hoặc lãi. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh đường thì dưới đây là 3 xu hướng dài hạn bạn có thể cân nhắc để đầu tư:
- Tại các thị trường mới nổi sự giàu có ngày càng tăng, điều này sẽ thúc đẩy sự tiêu thụ đường
- Xu hướng ấm lên toàn cầu có thể là yếu tố làm gián đoạn đến quá trình sản xuất đường, gây mất cân bằng về nguồn cung
- Nhu cầu về xăng và dầu có thể giảm trong thập kỷ tới, trong khi nhu cầu về Ethanol có thể tăng, điều này sẽ khiến giá đường tăng cao.
Những rủi ro nào khi kinh doanh vào đường?
Mặc dù vậy thì khi kinh doanh vào mặt hàng đường, bạn có thể sẽ gặp những rủi ro sau đây:
- Nhu cầu sử dụng đường và tìm sản phẩm khác thay thế sẽ tăng do những mối lo ngại về tình trạng béo phì trên toàn cầu
- Đồng đô la Mỹ tăng mạnh có thể dẫn đến sự suy yếu của các mặt hàng hóa trên diện rộng
- Chính phủ tăng trợ cấp đường có thể tạo ra tình trạng dư cung, các sản phẩm thay thế sẽ là giải pháp được người dùng lựa chọn
- Do đường dễ bay hơi nên giá có thể giảm xuống mà không cần bất kỳ một chất xúc tác nào

Những rủi ro nào khi kinh doanh vào đường?
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về giá đường thế giới hôm nay cũng như các vấn đề khác liên quan đến mặt hàng này. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.