Mô hình giá Flag trong Forex là gì?

Thị trường hiện tại một trader có thể nhận thấy rằng sự kéo dài của xu hướng thông qua các kiểu hình biến động giá tiếp nối tăng hoặc là giảm, vốn thường sẽ được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng những mô hình thường rất dễ phân biệt, và nó có tên thuật ngữ là mô hình giá Flag – hay còn gọi là Cờ.

Vậy mô hình giá Flag là gì? Hãy cùng Thitruong.org tìm hiểu ngay nhé!

Mô hình giá Flag (Mô hình cờ) là gì?

Mô hình giá Flag (Mô hình cờ)

Mô hình giá Flag (Mô hình cờ)

Mô hình giá Flag là một trong những mô hình giá phổ biến, được nhiều người biết đến nhất trong giao dịch Forex. Mô hình giá Flag là một dạng mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng/giảm, xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của một xu hướng. Khi mô hình này hình thành trên biểu đồ, có nhiều khả năng hành động giá sẽ bứt phá theo đúng hướng của xu hướng đang diễn ra, ví dụ trước mô hình giá Flag là một xu hướng tăng thì sau mô hình giá Flag sẽ tiếp tục là một xu hướng giá tăng mạnh.

Ý nghĩa của giao dịch Mô hình giá Flag – Cờ

  • Những lá cờ có biên độ hẹp được coi là điển hình cho mô hình giá Flag và hiệu quả hơn so với lá cờ có biên độ rộng, không đều hoặc khó đoán. Biên độ của lá cờ chính là khoảng cách giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự trong kênh giá hồi của mô hình Flag.
  • Ngoài biên độ hẹp, một lá cờ có cán cao chính là dạng đặc biệt của mô hình Flag, và kiểu mô hình này nằm trong top những mô hình hiệu quả nhất.
  • Kênh giá hồi lại của mô hình phải đi ngược với xu hướng của cán cờ, nếu đoạn hồi lại tạo thành lá cờ có cùng chiều với xu hướng trước đó thì mô hình đó sẽ trở thành mô hình không hiệu quả.
  • Mô hình này cho hiệu quả tốt hơn kênh giá hồi diễn ra ít hơn 15 ngày.

Diễn biến tâm lý của mô hình Flag

Cho dù là Bullish Flag hay Bearish Flag thì mô hình Cờ cũng bắt đầu với đợt tăng/giảm mạnh. Điều này ngụ ý rằng một xung lực rất mạnh đã được kích hoạt và cho thấy phe mua hoặc phe bán đã làm chủ thị trường. Do giá tăng nhanh và mạnh nên sau một thời gian sẽ có nhiều trader chốt lời dẫn đến giá tạm dừng và thoái lui nhẹ. Sau khi đã tích lũy đủ, các lệnh mua/bán sẽ tiếp tục được thêm vào, xung lực sẽ tiếp tục đẩy giá đi theo hướng tiếp diễn.

Cách giao dịch với mô hình Flag hiệu quả

Đây là mô hình có độ tin cậy và vào lệnh khá chuẩn xác, do vậy mà các trader thường học phân tích mô hình giá này để vô lệnh tăng xác suất thành công hơn.

Điểm để vào lệnh theo mô hình giá tăng: lệnh mua khi giá bị phá vỡ đi lên trên đường kháng cự phía trên của lá cờ.

Còn với mô hình Flag giảm thì các trader vào lệnh bán với mức giá phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới.

Các trader khi phân tích được mô hình Flag này, họ sẽ đặt lệnh Stop Loss ngay phía dưới của cờ tăng và trên của cờ giảm. Khi đó có 2 điểm chốt lời bạn có thể tham khảo:

+ Đánh nhanh rút gọn: Khoảng chốt lời sẽ dựa vào độ rộng của lá cờ, ví dụ lúc giá chuyển qua biên độ trong vòng 20 pip thì mục tiêu chốt lời lý tưởng cũng là 20 pip

+ Chờ đợi: bạn có thể dựa vào số pip của cờ, tình từ mức đáy (so với cờ tăng) hoặc đỉnh lá cờ (cờ giảm), khi đó bạn sẽ đạt được mức chốt lời rất cao. Ví dụ minh họa dưới đây cặp tiền GBP/USD:

Cách giao dịch với mô hình Flag hiệu quả

Cách tính mục tiêu giá của mô hình Flag

Theo các nhà phân tích kỹ thuật cổ điển thì mục tiêu giá của mô hình cờ được tính bằng cách lấy khoảng cách từ điểm bắt đầu của xu hướng mạnh đến điểm đảo chiều trong mô hình và rồi cộng nó vào vùng giá phá vỡ của mô hình cờ. Tuy nhiên, Bulkowski đã đề xuất cách tính mục tiêu giá một cách cụ thể hơn:

  • Mô hình cờ trong xu hướng tăng: Đáy của lá cờ + ((Chiều cao của cột cờ) x 64%)
  • Mô hình cờ trong xu hướng giảm: Đỉnh của lá cờ – ((Chiều cao của cột cờ) x 47%)

So sánh mô hình giá Flag và mô hình giá Pennant

Cũng giống như mô hình giá Flag, mô hình giá Pennant là một dạng của mô hình tiếp nối với xu hướng đang diễn ra. Sự khác biệt chính giữa hai mô hình này chính là hình dạng của lá cờ sau cán cờ. Trong khi mô hình Flag tạo thành hiệu chỉnh kênh thì mô hình Pennant tạo hiệu chỉnh tam giác mặc dù khả năng mà xu hướng sẽ tiếp tục là như nhau.

Tương tự như mô hình Flag, mô hình giá Pennant có hai loại: mô hình giá Pennant trong xu hướng tăng và mô hình giá Pennant trong xu hướng giảm. Đặc điểm và cách thức giao dịch tương đối giống với mô hình giá Flag. Khi hành động giá phá vỡ hiệu chỉnh tam giác, các trader nên thực hiện lệnh Buy đối với mô hình giá Pennant trong xu hướng tăng hoặc thực hiện lệnh Sell đối với mô hình giá trong xu hướng giảm.

KẾT LUẬN

Trên đây là bài mà chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về mô hình Flag, những thông tin trên sẽ giúp các Trader theo dõi sao cho dễ hiểu nhất nhé. Chúc các bạn sẽ thành công!

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org