Mô hình giá thường sẽ được vẽ thành biểu đồ từ các mức giá khác nhau. Các mô hình giá này sẽ chỉ ra được các bức tranh tổng thể cung và cầu ở trên thị trường và ghi lại được những hình ảnh của tất cả các giao dịch trên các sàn Forex uy tín nhất hiện nay.
Vậy Mô hình giá là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mô hình giá là gì?
Được hiểu như tập hợp các điểm nối toàn bộ giá cả lại với nhau trong 1 khoảng thời gian cụ thể, sẽ tạo ra các hình dạng nhất định như mô hình hai đáy, vai đầu vai, mô hình hai đỉnh. Dựa trên những dữ liệu từng diễn ra trong quá khứ, sẽ cung cấp xu hướng tiếp theo của diễn biến giá. Phương pháp giao dịch Forex này được sử dụng để đưa ra dự báo dài hạn lẫn ngắn hạn, có thể là vài tháng, vài tuần hoặc vài giờ. Điều này giúp các trader nắm bắt cơ hội để có thể giao dịch tạo ra lợi nhuận tối đa.
Khác nhau giữa mô hình giá và mô hình nến
- Mô hình giá được phát triển từ người phương Tây khác với mô hình nến được phát triển từ người Nhật
- Mô hình nến được tạo nên trong một phiên giao dịch bởi một hay nhiều nến. Trong khi đó mô hình giá được tạo ra trong nhiều phiên giao dịch hơn
- Mô hình giá cung cấp các tín hiệu chốt lời và vào lệnh ngắn hạn hơn so với tín hiệu của mô hình nến
- Mô hình giá chú trọng vào chuyển động của giá trong một khoảng thời gian trong khi mô hình nến chú trọng đến thân nến, bóng nến, giá mở cửa, đóng cửa.
Các mô hình giá cơ bản thường gặp
Có thể tạm chia các mô hình giá thường gặp thành 3 nhóm sau:
- Các mô hình giá đảo chiều: Vai đầu vai (VDV) thuận và ngược, 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy.
- Các mô hình giá tiếp diễn: Cờ (flag, đuôi nheo), tam giác (cân, vuông, tăng, giảm), nêm (tăng, giảm), chữ nhật (hộp Darvas), chiếc cốc và tay cầm.
- Các mô hình giá phức tạp: Bướm, cua, dơi, Wolfe wave… (Những mô hình giá này mình sẽ không đi sâu giải thích cụ thể vì thực tế chúng khá ít được sử dụng).
Ưu – Nhược điểm khi sử dụng mô hình giá
Ưu điểm
– Trực quan, dễ học, dễ nhớ, dễ thuộc: Mắt con người chúng ta có khả năng làm quen, nhận biết và ghi nhớ các hình khối rất tốt. Và các mô hình này thường gắn với những hình ảnh rất quen thuộc với chúng ta, nên việc học nó gần như không tốn chút công sức nào. Tất nhiên, vẫn có một vài mô hình rất khó học, có điều, khó quá thì bỏ qua đi, học làm chi mấy cái phức tạp đó ^^.
– Không có độ trễ: Mô hình không hề phụ thuộc vào bất cứ indicator nào, nên nó hoàn toàn không có độ trễ như khi sử dụng EMA, MACD, Ichimoku,… Bạn hoàn toàn có thể vào lệnh trước cả khi các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu vào lệnh với mô hình giá.
– Tỷ lệ chính xác khá cao: Các mô hình rất trực quan, dễ nhận diện. Càng nhiều người cùng nhận ra được một tín hiệu, thì tín hiệu đó sẽ càng chính xác. Do vậy, những gì càng đơn giản, càng trực quan càng tốt, không cần phải dùng những thứ phức tạp như mô hình Bướm, cua, dơi… làm gì cả.
Nhược điểm
– Mô hình chỉ đúng khi đã hoàn thành. Đây là một điều rất dễ hiểu nhưng lại khiến trader rất khó chịu. Dĩ nhiên khi giá đã chạy xong rồi thì gần như ai cũng sẽ rất dễ dàng nhận ra mô hình. Nhưng khi giá vẫn còn đang chạy thì chưa chắc.
– Mô hình cơ bản trên lý thuyết rất dễ nhìn, nhưng trên chart thực tế thì lại không dễ nhìn như vậy.
– Thỉnh thoảng sẽ phải đối mặt với các tình huống phá vỡ giả (Fake Breakout).
– Đặc biệt, đôi khi sẽ gặp phải trường hợp mô hình lồng trong mô hình, khiến lệnh có thể không đạt được target, thậm chí quay lại dính SL.
Tư duy giao dịch với mô hình giá hiệu quả
Đối với các mô hình giá đảo chiều: Đợi giá phá qua neckline và khi giá quay lại test thì sell xuống (VDV, 2 đỉnh, 3 đỉnh) hoặc buy lên (VDV ngược, 2 đáy, 3 đáy).
Đối với các mô hình giá tiếp diễn: Đợi giá break theo hướng nào thì vào lệnh theo hướng đó.
Như vậy, nếu tinh ý, các bạn có thể thấy được rằng, dù cho các mô hình giá trông có vẻ khác nhau và được chia làm nhiều loại, nhưng chúng vẫn có một điểm chung trong cách giao dịch: phải đợi giá phá qua 1 đường trendline, rồi chúng ta mới vào lệnh.
⇒ Đây là điểm mấu chốt và là chìa khóa để các bạn giao dịch thành công.
Điều này dẫn tới việc, bạn vào lệnh có xác suất thắng cao hay không lại phụ thuộc vào trình độ vẽ trendline của chính bạn. Trendline bạn vẽ đã phải là trendline hợp lý hay chưa? Độ chính xác của nó có cao không? Độ tin cậy của nó thế nào?…
Và vì đây không phải bài viết về trendline, nên mình sẽ không đi sâu vào việc xác định và vẽ trendline thế nào cho đúng. Team Margin ATM sẽ có bài viết riêng về chủ đề này. Còn nếu bạn là người mới, thì để giao dịch được với mô hình giá một cách hiệu quả và có lợi nhuận, mình khuyên hãy tập vẽ trendline cho thuần thục trước
Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình giá
Không tưởng tượng, vẽ trước mô hình
Đây là lỗi thường gặp với các trader mới: dự đoán giá trước khi mô hình hoàn thành. Trong một vài trường hợp giá có thể tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm liên tục mà không tạo thành mô hình như mong đợi.
Giao dịch có tỷ lệ thắng cao nhưng không phải tuyệt đối
Tương tự như các phương pháp giao dịch và công cụ phân tích kỹ thuật khác, không có phương án nào có thể giúp bạn đảm bảo 100% thành công khi giao dịch. Vì vậy cần kết hợp các phương pháp, công cụ với nhau và quản lý vốn hiệu quả khi tham gia thị trường.
Kiên nhẫn chờ giá qua trendline, neckline
Bạn có thể dễ dàng bị thị trường đánh lừa bởi những tín hiệu không chính xác và xu hướng tăng giảm khi chưa hình thành mô hình. Vì vậy cần đợi giá vượt qua đường trendline hoặc neckline để tạo thành mô hình.
KẾT LUẬN
Trong bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về cách giao dịch với mô hình giá một cách cụ thể nhất. Giao dịch với mô hình giá thường sẽ là một trường phái khi giao dịch sẽ nhận được tỷ lệ win khá cao. Có những trader chỉ cần giao dịch với mô hình này, mà không cần làm thêm bất cứ một chỉ báo nào cả, và rất thành công với nó.