Nước mía – thức uống quá đỗi phổ biến đối với người dân Việt Nam mỗi khi vào độ hè nắng nóng. Đây là loại đồ uống không chỉ giúp giải khát xóa tan mệt mỏi mà nó còn chứa đựng rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy nước mía có tác dụng gì? Uống nhiều có sao không? Cùng Thitruong.org giải đáp câu hỏi này ngay bài viết dưới đây nhé
Nước mía là gì?
Mía là loại thực vật được trồng khá nhiều ở Việt Nam và được dùng trong nhiều mục đích khác nhau. Về cơ bản, mía là nguồn cung cấp chính của hầu hết các loại đường ăn trên thế giới. Nước mía có vị ngọt thanh nhưng không quá ngọt gắt, nó thường được bán như là một loại đồ uống giải khát vào mùa hè.
Ngoài ra, nước mía còn được dùng để chế biến làm đường mía, đường nâu, đường thốt nốt hay mật mía. Bởi thành phần chính trong nước mía có tới 70 – 75% là nước, 10 – 15% là chất xơ và 13 – 15% đường sucrose. Bên cạnh đó, nước mía còn có thể được lên men và sử dụng làm rượu Cachaca ở Brazil.
Xem thêm: Gạo lứt là gì? Gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe?

Nước mía có vị ngọt thanh và thường được dùng để làm đường
Nước mía có những công dụng gì đặc biệt?
Mặc dù, chúng ta ít nhiều cũng đã từng được uống loại đồ uống này. Tuy nhiên lại có rất ít người biết được những mặt ích lợi mà nước mía mang lại. Dưới đây là những công dụng của nước mía đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định:
Giải khát
Loại thức uống giải khát hàng đầu trong những ngày nóng nực. Còn gì tuyệt hơn khi bạn cầm trong tay một ly nước mía mát lạnh vừa ngon, vừa rẻ lại giải nhiệt cực kỳ tốt. Đây còn là loại đồ uống cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng và giúp bổ sung lượng đường bị hao hụt sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Nước mía – Loại thức uống giải khát hàng đầu trong những ngày nóng nực
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mía cao
Chắc hẳn đối với nhiều người điều này thật khó tin và không nghĩ một loại thức uống thông thường đó lại có chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng đến thế. Thành phần chủ yếu trong nước mía chủ yếu là đường saccarozơ, canxi, cromo, kẽm, sắt và một số loại vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6. Bên cạnh đó, nước mía còn chứa nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan và protein tốt cho sức khỏe.
Các thành phần dinh dưỡng kể trên không chỉ tốt cho các bộ phận bên trong của cơ thể như thận, hệ tiêu hóa, tim, gan mà nó còn làm giảm cholesterol xấu. Thậm chí nó còn giúp chống ung thư và cân bằng lượng đường huyết trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, giải độc gan và thanh lọc thận.

Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe
Thải độc gan
Theo nhiều nghiên cứu, nước mía được xếp trong top những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho những bệnh nhân có bệnh án liên quan đến gan như vàng da. Các nghiên cứu này cũng cho thấy, trong nước mía có chứa tính kiềm, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Mặt khác, trong nước mía có chứa hợp chất phenolic và flavonoid có chức năng chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và kháng viêm. Uống nước mía sẽ giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ gan và điều chỉnh sắc tố da.
Điều chỉnh đường huyết
Về cơ bản, thành phần trong nước mía chứa nhiều đường saccarozơ và điều này làm nhiều người e sợ rằng sẽ bị tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế không hẳn là như vậy, nếu uống nước mía trong mức độ hợp lý. Nó có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa chỉ số đường huyết tăng hoặc hạ thấp quá nhanh. Hơn nữa, nếu bạn bị bệnh tiểu đường vẫn có thể uống được nước mía nhé, nhưng chỉ với một lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Ngăn ngừa sỏi thận và chống táo bón
Trong nước mía có tới 70 – 75% là nước, với khả năng cung cấp nước cao như vậy, nước mía còn được dùng như là phương thuốc để ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Bạn có biết rằng, sỏi thận được hình thành khi cơ thể không được cung cấp đủ nước và có chế độ ăn không được hợp lý không. Chính vì vậy, đường có trong nước mía được xem là giải pháp giúp cho thận lọc nước tiểu một cách hiệu quả hơn đấy
Bên cạnh đó, nếu bạn có bệnh dạ dày hay bị táo bón và điều đó đôi khi làm bạn cảm thấy khó chịu. Điều tốt là trong nước mía có chứa hàm lượng kali, nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động được tốt hơn.
Nước mía chống lão hóa
Như đã nói ở trên, nước mía có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Nếu uống nước mía đúng cách, phù hợp có thể đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Đặc biệt nước mía còn giúp làm giảm mụn trứng cá giúp cho các chị em phụ nữ trẻ trung và xinh đẹp hơn.

Nước mía chống lão hóa da
Hỗ trợ xương, răng phát triển
Mía là chất giàu canxi, ngoài việc uống nước mía bạn có thể ăn mía để thường xuyên giúp cho cơ xương và hàm răng của bạn phát triển và trở lên khỏe mạnh và tốt hơn.
Chống mệt mỏi và bổ sung năng lượng sau sốt
Có một điều dễ nhận thấy, trong những ngày có thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta thường hay bị mất nước và cảm thấy mệt mỏi. Lượng đường dồi dào có trong mía sẽ giúp bổ sung và cung cấp nước cho cơ thể. Nếu trong trường hợp bạn bị sốt, cũng có thể uống nước mía để bổ sung thêm nguồn protein. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của bạn phục hồi một cách nhanh chóng.
Uống nước mía nhiều có tốt cho sức khỏe không?
Như đã nói ở trên, nước mía là loại thức uống mang lại nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng và là một trong những loại đồ uống cực kỳ tốt cho sức khỏe. Việc uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cho cơ thể của bạn chống bị oxy hóa, ngăn ngừa chất ung thư mà còn là một trong những liều thuốc giúp giải độc gan, thanh lọc thận và hồi phục sau sốt.
Mặc dù nước mía có nhiều công dụng tốt cho cơ thể, nhưng trong một số trường hợp bạn cũng không nên uống quá nhiều. Vậy những trường hợp không nên uống mía quá nhiều là gì? Cùng khám phá ngay sau đây nhé

Uống nước mía nhiều có tốt cho sức khỏe không?
Lưu ý quan trọng khi uống nước mía mà bạn nên biết
- Không uống nước mía để lâu, có màu lạ: Việc uống phải nước mía bị pha hóa chất hay để lâu không chỉ gây hại cho sức khỏe chúng ta mà các thành phần trong có trong đấy cũng bị biến chất. Điều này là nguyên nhân chính để gây lên căn bệnh ung thư và nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, khi mua nước mía để uống bạn cũng nên quan sát vào màu sắc hoặc khi uống cảm thấy có vị lạ thì bạn nên bỏ chúng ngay lập tức. Bởi lẽ nước mía bạn mua đang thực sự có vấn đề.
- Người có hệ tiêu hóa kém không nên uống nước mía thường xuyên: Với những người có hệ tiêu hóa kém hay đầy bụng, đi lỏng nếu uống nước mía thường xuyên không những giúp cho tình trạng khá hơn mà ngược lại nó còn khiến cho hệ tiêu hóa của bạn càng kém hơn. Bởi trong nước mía có tính lạnh và lượng đường cao không phù hợp cho người có đường ruột yếu.
- Không uống nhiều khi đang mang thai: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và nguồn thực phẩm khác nhau. Chính vì vậy, không nên uống nước mía. Vì hàm lượng đường có trong mía cao, sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
- Khi đang giảm cân không nên uống nước mía: Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, thì nên hạn chế uống nước mía nhé. Nước mía sẽ cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này rất dễ gây tăng cân và béo phì. Người đang giảm cân hoặc có nguy cơ bị tiểu đường cũng nên hạn chế uống nước mía và chỉ uống mức độ mà bác sĩ cho phép.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây cũng đã giải đáp một cách chi tiết nhất về câu hỏi nước mía có tác dụng gì? Uống nhiều có sao không? Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về loại thức uống này.