Pullback là gì? Sự khác biệt giữa Throwback là Pullback

Ngày nay, thị trường di chuyển theo xu hướng, tuy rằng chúng sẽ không xảy ra đồng nhất, nhưng chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra được những khoảng lùi về giá được gọi là Pullback và Throwback.

Vậy thì Pullback là gì? Hãy cùng thitruong.org chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Pullback là gì? Sự khác biệt giữa Throwback là Pullback

Pullback là gì? Sự khác biệt giữa Throwback là Pullback

Pullback là gì?

Trong tiếng anh, Pull có nghĩa là kéo và back có nghĩa là quay lại. Vì vậy, khi ghép hai từ này với nhau, ta sẽ hiểu rằng đây là chỉ một vật hoặc thứ gì đó bị đảo lại. Trong sàn giao dịch ngoại tệ, người ta thường áp dụng nó lên sự thay đổi về xu hướng của đồng tiền.

Để hiểu đơn giản thì Pullback là thuật ngữ chỉ giá của tiền tệ trên sàn Forex bị đảo chiều tăng hoặc giảm so với xu hướng đã được thiết lập trước đó. Mục đích của việc này là điều chỉnh lại giá của đồng ngoại tệ trước khi khiến nó quay trở lại theo xu hướng ban đầu.

Nguyên nhân và thời gian xuất hiện của Pullback

Nguyên nhân chính mà các đợt pullback được tạo ra là do các nhà giao dịch đang thực hiện chốt lời hoặc thay đổi nhận định của tiền tệ. Những thay đổi này là hoàn toàn ngẫu nhiên và nó có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Mặc dù có tần suất xuất hiện khá đột ngột nhưng các trader hoàn toàn có thể xác định được khi nào sẽ pullback thông qua phân tích quy luật của nó. Bằng việc sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn vẫn có thể thực hiện giao dịch kể cả khi có sự đảo chiều xảy ra.

Sự khác biệt giữa Throwback là Pullback

Sự khác biệt giữa Throwback là Pullback

Throwback, cũng giống như pull back, là các giai đoạn giá tạm thời đi ngược với xu hướng chính, ở đây là xu hướng tăng. Với throwback, giá phá vỡ đường kháng cự và không lâu sau, nó bật trở lại đường kháng cự cũ (giờ đã là đường hỗ trợ) và quay trở xu hướng tăng. Đây là lúc trader có thể vào lệnh mua (lệnh long).

Pullback và throwback tạo cơ hội giao dịch thứ 2 sau khi trader bỏ lỡ cơ hội giao dịch khi giá phá vỡ đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, phụ thuộc vào việc xu hương tăng hay giảm.

Để xác nhận xem chúng ta đang gặp hiện tượng pullback hay throwback, ngoài biến động giá, trader cũng nên để ý đến khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm từ thời điểm phục hồi (rebound) cho đến khi giá chạm đến đường hỗ trợ hoặc kháng cự.

Khi sử dụng chiến lược giao dịch pullback trading strategy hoặc throwback, trader cần phải có kiên nhẫn, và đặc biệt là, kinh nghiệm.

Một số trader mới thường mở vị thế giao dịch sau khi đường hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, và trước khi giá điều chỉnh. Khi họ thấy xu hương thay đổi, họ liền đóng giao dịch mà không cần xác nhận xem đó là hiện tương pullback hay throwback.

Nhưng làm thế nào trader biết được giá sẽ thoái lui bao nhiêu? Mức thoái lui (retracment) có thể xảy ra với bất kỳ đường xu hướng hay chỉ báo nào: đường trung bình động, pivot points , mức Fibonacci hay đường xu hướng.

Pullback bao gồm bao nhiêu loại?

Thời gian diễn ra Pullback có thể ngắn hoặc dài tùy vào độ dài của trend và được chia làm 2 loại gồm: Pullback trong 1 xu hướng tăng, và Pullback trong một xu hướng giảm.

Khi thị trường đang có xu hướng tăng, thì giá sẽ tiếp tục tăng dần nhưng ngay cả khi nó đang tăng, thì cũng có lúc giá sẽ bị giảm xuống sau đó mới tăng trở lại vượt qua đỉnh trước nó.

Tương tự, trong một thị trường có xu hướng giảm, thì giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có thể tăng trở lại và rồi sau đó lại tiếp tục đi xuống tạo các đáy thấp hơn so với đáy ở phía nó. Do đó, các đoạn màu đỏ kẻ phía trên chính là Pullback trong cả hai thời kỳ downtrend hay uptrend.

Ưu điểm của giao dịch Pullback

Giao dịch Pullback được đông đảo trader đón nhận bởi vì có những ưu điểm tuyệt vời sau:

Vì đi theo xu hướng forex nên mang lại xác suất cao: Bạn chính là xu hướng, cứ đi theo xu hướng thì bạn sẽ được thị trường ưu ái. Ý tưởng cơ bản của Pullback chính là tận dụng tối đa thời điểm “nghỉ ngơi” của xu hướng để bạn hưởng được khoản lợi nhuận khi mà giá biến động tiếp tục xu hướng trở lại.

Dễ nhận biết được tại các điểm cắt lỗ: Nếu một Pullback điều chỉnh giá quá sâu, đến mức trở thành đảo chiều thì đó lúc bạn cần cắt lỗ, những trader sẽ dựa vào các đặc điểm này để đóng lệnh khi rủi ro đảo chiều tăng cao.

Tối ưu lợi nhuận với Risk Reward tốt: Tuỳ thuộc vào từng điều kiện thị trường cụ thể là “level” của bạn mà giao dịch Pullback có tỷ lệ Risk Reward khác nhau. Nhưng tỷ lệ Risk Reward sẽ là 1:2, 1:3 đối với giao dịch Pullback này khá giản đơn.

Nhược điểm của giao dịch Pullback

Ngoài những ưu điểm trên thì giao dịch Pullback cũng tồn tại những mặt nhược điểm như:

Nhầm lẫn giữa Pullback và đảo chiều: Mặc dù giữa Pullback và đảo chiều đều có những điểm khác nhau rõ rệt tuy nhiên trong giao dịch thực, thị trường sẽ không bao giờ diễn biến theo đúng chính xác những gì trader dự đoán trước. Sẽ có vô vàn kịch bản từ Pullback trở thành đảo chiều, bạn cần phải lưu ý điểm này.

Phụ thuộc vào xu hướng của thị trường: Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi nhuận cho một cuộc giao dịch Pullback không phải là việc tìm ra được Pullback, mà là tìm ra được xu hướng tốt. Hoặc nói cách khác, bạn cần phải phân tích được đâu mới là xu hướng tốt để có thể giao dịch.

Bỏ lỡ cơ hội: Đây là một nhược điểm lớn nhất của việc giao dịch Pullback. Bạn muốn chờ đợi nhịp điều chỉnh của thị trường để vào lệnh với Risk Reward tốt, thì đương nhiên bạn cần phải đánh đổi việc bỏ lỡ cơ hội vào lệnh khi thị trường đang có xu hướng mạnh (nhịp Pullback điều chỉnh quá ít so với kỳ vọng của bạn làm bạn lỡ cơ hội).

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin về Pullback và sự khác nhau giữa Pullback và Throwback. Chúc các bạn sẽ thành công!

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org