Sóng Elliott là gì? Cấu trúc Sóng Elliott có gì đặc biệt?

Thị trường org – Sóng Elliott luôn được là một trong những loại công cụ được dùng phổ biến, hỗ trợ đắc lực cho hầu hết các nhà đầu tư trong việc phân tích về thị trường, phân tích về cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là loại sóng gì, và cách sử dụng nó ra sao thì không phải ai cũng biết.

Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại sóng này nhé!

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott (Elliott Wave) là một công cụ phổ biến mà những nhà giao dịch sử dụng để hình thành được dự đoán của thị trường và mô hình giá bằng việc xem xét những chu kỳ. Đây là một trong những lý thuyết được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Theo lý thuyết này, ông phát hiện ra rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà “chạy” theo một quy luật có tính chu kỳ do tâm lý con người.

Sóng Elliott là gì?

Với vai trò là 1 công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, EWT có thể xác định được chu kỳ cũng như xu hướng của thị trường. Nó cũng có thể áp dụng được trên nhiều thị trường tài chính khác nhau. Trong đó, tập trung nhất là ở thị trường chứng khoán, cổ phiếu và Cryto hay Forex.

Hơn nữa, theo cha đẻ của sóng elliott, nếu thị trường không có sự chuyển động tăng giá hoặc giảm giá thì đây được coi là thị trường “chết”. Cần ghi nhớ rằng, sóng elliott là mô hình giúp các nhà đầu tư dự báo được xu hướng của giá cũng như cho biết thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó xác định được điểm entry tốt hơn, điểm stop loss ngắn hơn và điểm take profit dài hơn.

Cấu trúc Sóng Elliott có gì đặc biệt?

Sau khi đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sóng elliott, yếu tố quan trọng tiếp theo mà các nhà giao dịch forex cần nắm được là cấu trúc của mô hình sóng này. Cụ thể, Elliott wave chỉ ra rằng xu hướng thị trường di chuyển theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là sóng đẩy, giai đoạn thứ hai là sóng điều chỉnh, hay còn gọi là sóng hồi.

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này như sau:

  • Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
  • Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
  • Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất.
  • Sóng 4 xuất hiện khi nhiều trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
  • Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5.

Mô hình Sóng Elliott điều chỉnh

Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.

Mô hình Sóng Elliott điều chỉnh

Nếu mô hình sóng đẩy đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái là a,b,c.

Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng.

Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản, là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

Mô hình Zig-Zag

Như đã đề cập ở trên, mô hình này gồm những bước giá đi ngược chiều với xu hướng chủ của thị trường trước đó. Cụ thể, sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn sóng B.

Mô hình Zig-Zag

Mặt khác, trong một đợt điều chỉnh, thị trường có thể xuất hiện 2-3 mẫu hình zig-zag liên tiếp nhau. Và trong mỗi sóng của mô hình zig-zag, ta có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy (mô hình 5 sóng), người ta gọi đây là mô hình sóng trong sóng.

Mô hình phẳng

Mô hình phẳng là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) khá quen thuộc. Với dạng mô hình này, chiều dài của từng sóng tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.

Mô hình phẳng

Mô hình hình tam giác

Mô hình tam giác này có đặc điểm hơi khác so với mẫu hình giá tam giác mà các bạn đã tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể, mô hình trên được tạo thành bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ nhau. Nó bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideway.

Mô hình hình tam giác

Tham khảo thêm: Cách giao dịch với mô hình sóng Elliott hiệu quả

Hình dáng của mô hình tam giác khá đa dạng, có thể là hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần…

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về sóng Elliott và các dạng cấu trúc để các bạn có thể phân biệt một cách dễ dàng hơn. Chúc mọi người sẽ thành công!

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org