Thoát vị đĩa đệm là gì? Có thực sự nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm ngày nay không còn chỉ gặp ở người lớn tuổi mà tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh này đã ngày một tăng cao. Tình trạng bị thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây ra chèn ép dây thần kinh và dẫn đến cho người bệnh những cơn đau khó chịu, làm cản trở chúng ta khi vận động. Loại bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm người khỏe mạnh có thể bị tàn phế suốt đời. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm ở giữa những đốt sống, xung quanh là lớp vỏ và ở phần giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu được áp lực do bị cột sống đè lên, tạo được sự mềm dẻo cho cột sống của con người.

Thoát vị địa đệm là khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường, đi qua dây chằng và chèn ép vào những rễ thần kinh gây nên tình trạng tê bì, đau nhức. Tình trạng này là kết quả của vấn đề mà chúng ta bị sang chấn hoặc là do phần đĩa đệm bị thoái hóa, rách hoặc nứt xảy ra ở bất kì khu vực nào trên cột sống.

Dựa vào vị trí của đĩa đệm bị tổn thương mà chúng ta có thể chia thành các loại như: Thoát vị đĩa đệm cổ, cổ ngực, ngực, lưng ngực và cột sống thắt lưng. Thực tế thì hiện tượng này đau lan tỏa từ phần thắt lưng xuống chân, do đó mà thoát vị địa đệm ở phần cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm

Khái niệm về thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số nguyên nhân gây cho chúng ta bị bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Phần cột sống bị chấn thương sau khi bị tai nạn
  • Bị tai nạn lao động khi thường xuyên mang vác vật nặng ở cổ, lưng hoặc khuân vác bị sai tư thế.
  • Nhiều người có thói quen vác vật nặng bằng cách cúi xuống để nhấc lên thay vì ngồi xuống bê từ từ lên.
  • Thoái hóa cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp) bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.
  • Một vài nguyên nhân khác như: di truyền, bệnh lý bẩm sinh ở tại vùng cột sống.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

  • Cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên phần cột sống, chính vì vậy mà những người tăng cân sẽ có nguy cơ gấp 12 lần so với những người có cân nặng bình thường.
  • Khi người bị gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống sẽ làm nguy cơ thoát vị đĩa đệm tăng cao hơn.
  • Những công việc có thời gian kéo dài lên đến 8-10 tiếng mà chỉ ngồi một chỗ, những công việc có đặc thù thường đẩy, kéo hay gập người thường xuyên làm tăng áp lực lên cột sống dẫn đến hiện tượng thoát vị.
  • Những người thường xuyên đi giày cao gót làm nguy cơ bị lồi đĩa đệm tăng cao gây hiện tượng bị thoát vị và biến dạng ở bắp chân và dây chằng chân.
Thoát vị đĩa đệm

Những nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa điểm điển hình là:

  • Người bệnh hay bị tê thắt vùng lưng, vùng cổ sau đó lan dần xuống phần mông, đùi, bẹn và gót chân. Đây là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài gây nên chèn ép rễ thần kinh tạo nên hiện tượng này.
  • Những bệnh nhân bị những cơn đau đột ngột ở các vùng như cổ, thắt lưng, vai gáy. Tính chất đau có thể gây đau âm ỉ hoặc đau dữ dội và càng đau nặng hơn khi bắt đầu vận động, đi lại.
  • Triệu chứng bị yếu cơ và bại liệt khi bắt đầu vào giai đoạn nặng và sau một vài thời sau này mới phát hiện được. Khi đến giai đoạn này, người bệnh rất khó có thể đi lại vận động, dần dần bị teo cơ, teo chân dẫn đến liệt các chi.
  • Tuy nhiên cũng có một số người bệnh sẽ không có triệu chứng gì.
Thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu mọi người bị những triệu chứng như sau thì nên đến bác sĩ để điều trị tránh những biến chứng nặng nề:

  • Có tình trạng bí tiểu hoặc són tiểu
  • Tình trạng không có cảm giác ở các vùng trên cơ thể như bắp đùi trong, phần sau chân hay vùng quanh hậu môn.
  • Đau, tê bì hay yếu cơ ngày càng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
  • Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.

Thoát vị đĩa đệm có thực sự nguy hiểm không?

Khi các rễ thần kinh nối liền với những cơ quan khác đã bị tổn thương do phần đĩa đệm chèn ép, làm chúng ta bị đau nhức, nếu bị lâu ngày sẽ dễ dẫn đến những bộ phận như cổ, tay, chân rất khó cử động và dễ bị tàn phế vĩnh viễn.

Nếu trường hợp mà đĩa đệm bị trựt và chèn lên dây thần kinh thì người bệnh còn có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến những hoạt động hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh thoát vị đĩa đệm nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tặng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý
  • Không khuân vác đồ quá nặng
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh.
  • Không dùng thuốc lá và hạn chế rượu bia
  • Cần duy trì đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Thoát vị đĩa đệm nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài thì rất khó có thể trở lại trạng thái như ban đầu, thậm chí là nguy cơ khiến người bệnh tàn phế là rất cao. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải lắng nghe cơ thể của chính mình cũng như nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp điều trị đúng để giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CHÍNH SÁCH & HỖ TRỢ

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG TIN

CẢNH BÁO RỦI RO: Các hoạt động giao dịch cổ phiếu, CDF, Forex ngoại hối luôn có mức độ rủi ro cao. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Chúng tôi không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. Toàn bộ thông tin và nội dung trên website thitruong.org chỉ mang tính chất tham khảo. Liên Hệ: [email protected]
© 2022 by Thitruong.org